huyết khối ở người cao tuổi4

Huyết khối ở người cao tuổi: Kẻ thù truyền kiếp gây ra đột quỵ

  01/06/2021

Đột quỵ ở người cao tuổi là tình trạng thường gặp hiện nay, gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, nặng hơn nữa là tử vong. Theo kết quả thống kê gần đây cho thấy, có đến 66% người bị đột quỵ trên 65 tuổi, hơn 75% bệnh nhân lần đầu sống sót trong năm đầu tiên. Mặc dù đột quỵ xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng một trong những “thủ phạm” chính đó là bệnh huyết khối.

1. Tổng quan về bệnh huyết khối ở người cao tuổi

Bệnh huyết khối hay còn gọi là cục máu đông trong điều kiện bình thường là giai đoạn cuối cùng của quá trình đông máu. Nó có tác dụng bịt kín vết thương hở, giúp cầm máu, ngăn chặn tối đa hiện tượng mất máu tiếp diễn. Đây cũng là yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho việc làm liền vết thương. Tiếp đến, dưới sự tác động của các tác nhân chống đông máu trong cơ thể thì cục máu đông sẽ dần biến mất đi.

Trong các bệnh lý mạch máu hoặc buồng tim người sống, các cục máu đông này có thể gây tắc mạch tại chỗ hoặc di chuyển dòng máu đến gây tắc mạch máu ở đoạn xa. Tùy vào vị trí mà huyết khối gây tắc mạch mà kết cục bệnh lý lâm sàng khác nhau. Tuy nhiên, đều có một điểm chung đó là hậu quả khá nghiêm trọng.

Nếu tắc nghẽn động mạch ở chân tay thì có thể gây hoại tử vùng chi bị tắc mạch. Còn nếu tắc mạch ở buồng tim hoặc não thì nguy cơ cao sẽ bị nhồi máu cơ tim hay đột quỵ não. Tình trạng tắc tĩnh mạch thì gây ra suy tĩnh mạch mãn tính, hội chứng hậu huyết khối và thuyên tắc phổi.

huyết khối ở người cao tuổi

2. Các triệu chứng thường gặp của bệnh huyết khối ở người cao tuổi

Tùy vào vị trí gây tắc và loại mạch máu tắc nghẽn mà các huyết khối có các biểu hiện lâm sàng khác nhau:

  • Huyết khối động mạch

Lúc này, bệnh huyết khối động mạch sẽ gây thiếu máu cấp tính, sau đó tiến triển thành hoại tử vùng nhu mô. Tùy thuộc vào vị trí tắc nghẽn động mạch mà dẫn đến hậu quả khác nhau:

Tắc mạch chi: gây hoại tử chi tắc nghẽn. Nếu không loại bỏ cục máu đông này thì sẽ phải tiến hành cắt bỏ phần chi bị hoại tử.

Tắc mạch vành: dẫn đến nhồi máu cơ tim

Tắc mạch não: nguy cơ nhồi máu não rất cao.

huyết khối ở người cao tuổi1

  • Huyết khối tĩnh mạch

– Tình trạng đau nhẹ hoặc đau dữ dội, đau mạnh khi đi lại có thể gặp ở những người mắc chứng huyết khối tĩnh mạch sâu.

– Vùng da bị huyết khối tĩnh mạch có sự thay đổi nhất định như nóng, đỏ và chuyển dần sang màu xanh đen hay một màu nào đó bất thường.

– Cảm thấy nặng nề, sưng tê chân, có thể nhận định sự khác biệt giữa hai bên chân.

– Người mắc bệnh này thường xuất hiện các cơn sốt thường xuyên mà không rõ nguyên nhân.

– Có thể thấy dấu hiệu những tĩnh mạch nông giãn.

– Các biến chứng khi huyết khối tĩnh mạch sâu như khó thở không rõ lý do, ho ra máu, đau ngực, thuyên tắc phổi. Đối với các triệu chứng này, cần đưa bệnh nhân đến ngay bệnh viện để được điều trị kịp thời.

– Dưới vị trí tĩnh mạch bị huyết khối có thể xảy ra tình trạng loét da.

4. Đối tượng nào có nguy cơ cao mắc bệnh huyết khối?

Bất kỳ ai, ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh huyết khối. Tuy nhiên, có một số đối tượng rơi vào nguy cơ cao mắc bệnh này, như:

  • Huyết khối động mạch

– Những người nghiện hút thuốc lá

– Bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường hay rối loạn lipid máu.

– Bản thân hoặc gia đình có người mắc các bệnh về tim mạch như bệnh tim thiếu máu cục bộ, đột quỵ não, xơ vữa động mạch.

– Những người lười vận động, mắc hội chứng béo phì.

huyết khối ở người cao tuổi2

  • Huyết khối tĩnh mạch

– Người cao tuổi, trên 70 tuổi

– Người mắc bệnh ung thư đang được điều trị trong 6 tháng trở lại

– Bệnh nhân chấn thương hay phẫu thuật vùng chậu hay chi dưới cần gây mê

– Người dùng thuốc tránh thai, phụ nữ trong thời kỳ hậu sản

– Bệnh nhân mắc suy giãn tĩnh mạch chi dưới

– Bệnh nhân nằm liệt giường trên 3 ngày, ốm đau hay điều trị nội trú

– Người mắc tình trạng tăng đông máu do bẩm sinh hoặc do tác động

– Người bị hạn chế vận động do chấn thương hoặc người làm công việc văn phòng.

– Nghiện rượu, uống quá nhiều rượu mỗi ngày.

5. Cách phòng ngừa và điều trị bệnh huyết khối ở người cao tuổi

  • Phòng ngừa bệnh huyết khối

– Kiểm soát tốt các chỉ số huyết áp và đường máu ở mức bình thường.

– Ăn uống lành mạnh, duy trì mức độ cholesterol ở ngưỡng an toàn.

– Chế độ ăn uống thanh đạm với hàm lượng chất béo bão hòa, cholesterol và muối thấp.

– Tập luyện thể dục hàng ngày.

– Duy trì chế độ ăn kiêng, giảm cân khoa học.

– Không hút thuốc lá

– Ngoài ra, phương pháp lên men hạt đậu tương, sản sinh ra loại enzym nattokinase đặc biệt cũng được áp dụng khá nhiều. Đặc biệt, người Nhật Bản vẫn thường xuyên ăn cơm sáng với natto đều đặn mỗi ngày để phòng bệnh huyết khối. 

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, loại enzym nattokinase có tác dụng làm tan cục máu đông vô cùng mạnh mẽ, gấp 4 lần enzym plasmin nội sinh. 

Không những thế, nó còn giảm thiểu độ nhầy máu, hạ huyết áp và cải thiện tuần hoàn não, giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. 

huyết khối ở người cao tuổi3

  • Các phương thức điều trị bệnh huyết khối 

Mỗi loại bệnh huyết khối đều có phương pháp điều trị khác nhau. Bởi vì nó xuất phát từ nhiều nguyên nhân và mức độ nặng nhẹ khác nhau. Có một số biện pháp được áp dụng phổ biến hiện nay như:

– Điều trị bằng các loại thuốc chống đông máu hay thuốc làm tan cục máu đông.

– Can thiệp phẫu thuật mở tĩnh mạch, loại bỏ huyết khối hoặc đặt lưới lọc tĩnh mạch chủ. 

– Thủ thuật lấy huyết khối bằng các dụng cụ cơ học hỗ trợ.

Trên đây là tổng hợp một số những thông tin cần biết về bệnh huyết khối ở người cao tuổi, thủ phạm chính gây ra đột quỵ. Hi vọng rằng, các bạn có thể nắm bắt được phương thức phòng ngừa hay phát hiện sớm bệnh để có hướng giải quyết kịp thời, phù hợp.

CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI CHĂM SÓC SỨC KHỎE CAO CẤP VIỆT NAM

ĐĂNG KÝ MUA HÀNG